Forxiga 5mg AstraZeneca (vỉ)

 https://cdn-images.kiotviet.vn/congtyduocphucthanh/2580b7bb3206448f8bcbe78ce3819276
SP002322
Liên hệ
vỉ

Chi tiết sản phẩm

Thông tin sản phẩm

Thành phần

FORXIGA 5mg:

Hoạt chất: Mỗi viên chứa dapagliflozin propanediol monohydrat tương đương với 5mg dapagliflozin.

Tá dược: Mỗi viên chứa 25mg lactose khan.

Viên nhân: Celulose vi tinh thể, Lactose khan, Crospovidon, Silicon dioxyd, Magnesi stearat.

Bao viên: Polyvinyl alcohol, Titan dioxyd (E171), Macrogol 3350, Talc, Oxyd sắt vàng (E172).

Công dụng

FORXIGA được chỉ định cho bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên bị đái tháo đường týp 2 nhằm kiểm soát đường huyết trong:

Đơn trị liệu:

Khi chế độ ăn kiêng và luyện tập không kiểm soát tốt đường huyết cho những bệnh nhân không thích hợp sử dụng metformin do không dung nạp.

Trị liệu phối hợp bổ sung:

Phối hợp với các thuốc làm giảm đường huyết khác kể cả insulin khi các thuốc này kết hợp với chế độ ăn kiêng và luyện tập không kiểm soát tốt đường huyết (xem dữ liệu của các dạng phối hợp khác nhau ở phần “Lưu Ý Đặc Biệt và Thận Trọng Khi Sử Dụng”, “Tương Tác Với Các Thuốc Khác và Các Dạng Tương Tác Khác” và “Đặc Tính Dược Lực Học”).

Liều dùng

Liều dùng:

Đơn trị liệu và trị liệu phối hợp bổ sung:

Liều khuyến cáo là 10mg dapagliflozin, 1 lần/ngày trong đơn trị liệu hoặc trong trị liệu phối hợp bổ sung với thuốc làm giảm glucose trong máu khác kể cả insulin. Khi sử dụng phối hợp dapagliflozin với insulin hoặc với một thuốc kích thích tiết insulin như sulfonylurê, cần sử dụng liều thấp insulin hoặc thuốc kích thích tiết insulin để hạn chế nguy cơ hạ đường huyết (xem phần “Tương Tác Với Các Thuốc Khác và Các Dạng Tương Tác Khác” và “Tác Dụng Không Mong Muốn”).

Các đối tượng đặc biệt:

- Suy thận:

Hiệu quả của dapagliflozin phụ thuộc vào chức năng thận, hiệu quả của thuốc giảm ở bệnh nhân suy thận trung bình và gần như không hiệu quả ở bệnh nhân suy thận nặng. Không khuyến cáo sử dụng FORXIGA cho bệnh nhân suy thận trung bình đến suy thận nặng (độ thanh thải creatinin [CrCl] < 60ml/phút hoặc độ lọc cầu thận ước tính [eGFR] < 60ml/phút/1.73m2 (xem phần “Lưu Ý Đặc Biệt và Thận Trọng Khi Sử Dụng”, “Tác Dụng Không Mong Muốn”, “Đặc Tính Dược Lực Học” và “Đặc Tính Dược Động Học”).

Không cần điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận nhẹ.

- Suy gan:

Không cần điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy gan nhẹ hoặc trung bình, ở bệnh nhân suy gan nặng, liều khởi đầu khuyến cáo là 5mg. Nếu dung nạp tốt, có thể tăng liều đến 10mg (Xem phần “Lưu Ý Đặc Biệt và Thận Trọng Khi Sử Dụng” và “Đặc Tính Dược Động Học”).

- Người cao tuổi ( ≥ 65 tuổi):

Nhìn chung, không khuyến cáo điều chỉnh liều theo độ tuổi. Nên xem xét chức năng thận và nguy cơ giảm thể tích tuần hoàn (xem phần Lưu Ý Đặc Biệt và Thận Trọng Khi Sử Dụng và “Đặc Tính Dược Động Học”). Do kinh nghiệm điều trị ở bệnh nhân từ 75 tuổi trở lên còn hạn chế, không khuyến cáo bắt đầu điều trị với dapagliflozin.

- Trẻ em:

Hiệu quả và an toàn của dapagliflozin ở trẻ em từ 0 đến dưới 18 tuổi chưa được thiết lập. Hiện chưa có dữ liệu.

Cách dùng:

Có thể uống FORXIGA 1 lần/ngày vào bất kỳ lúc nào trong ngày, trong hoặc ngoài bữa ăn. Nên uống nguyên viên thuốc.

Chống chỉ định

Quá mẫn với hoạt chất hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào được liệt kê.

Dược lực học

Nhóm tác dụng trị liệu: thuốc sử dụng trong đái tháo đường, các thuốc khác làm giảm glucose trong máu ngoại trừ insulin, mã ATC: A10BX09

Cơ chế tác dụng:

Dapagliflozin có hiệu lực ức chế mạnh (K: 0.55 nM), ức chế chọn lọc và thuận nghịch đối với protein đồng vận chuyển natri - glucose 2 (natri-glucose co-transporter 2 - SGLT2). SGLT2 xuất hiện chọn lọc ở thận và không phát hiện thấy ở hơn 70 mô khác kể cả gan, cơ vân, mô mỡ, vú, bàng quang và não. SGLT2 là yếu tố vận chuyển chủ yếu để tái hấp thu glucose từ ống tiểu quản thận vào tuần hoàn. Mặc dù đường huyết tăng trong đái tháo đường týp 2, quá trình tái hấp thu glucose đã được lọc vẫn tiếp tục. Dapagliflozin cải thiện cả mức đường huyết đói và đường huyết sau khi ăn bằng cách giảm tái hấp thu glucose tại thận dẫn đến bài tiết glucose vào nước tiểu. Sự bài tiết glucose (tác dụng tăng glucose niệu) được ghi nhận sau liều đầu tiên, tiếp tục qua 24 giờ dùng thuốc và duy trì trong suốt quá trình điều trị. Lượng glucose thải qua thận theo cơ chế này phụ thuộc vào nồng độ glucose trong máu và độ lọc cầu thận (GFR). Dapagliflozin không làm suy giảm quá trình sản xuất glucose nội sinh do giảm glucose trong máu. Dapagliflozin tác động độc lập với sự bài tiết insulin và tác dụng của insulin, đã ghi nhận sự cải thiện chỉ số mô hình đánh giá chức năng tế bào bêta bằng hằng định nội môi (HOMA beta-cell) trong các nghiên cứu lâm sàng với FORXIGA.

Tăng bài tiết glucose qua nước tiểu (glucuresis) do dapagliflozin có liên quan đến giảm năng lượng và giảm cân. Ức chế sự đồng vận chuyển glucose và natri do dapagliflozin cũng liên quan đến lợi tiểu nhẹ và tăng natri niệu thoáng qua.

Dapagliflozin không ức chế các yếu tố vận chuyển glucose quan trọng để vận chuyển glucose vào mô ngoại biên và đặc hiệu trên SGLT2 > 1.400 lần so với SGLT1 là yếu tố vận chuyển chủ yếu để hấp thu glucose ở ruột.

Tác động dược động học:

Sau khi dùng dapagliflozin, tăng lượng glucose bài tiết qua nước tiểu được ghi nhận ở người khỏe mạnh và ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Khoảng 70g glucose bài tiết vào nước tiểu mỗi ngày (tương đương 280kcal/ ngày) ở liều dapagliflozin 10mg/ngày ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 trong 12 tuần. Đã có bằng chứng về sự bài tiết glucose ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 dùng dapagliflozin 10mg/ngày duy trì đến 2 năm.

Sự bài tiết glucose vào nước tiểu do dapagliflozin cũng gây ra tác dụng lợi tiểu thấm thấu và làm tăng lượng nước tiểu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Tăng thể tích nước tiểu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị với dapagliflozin 10mg kéo dài đến 12 tuần và với lượng khoảng 375ml/ngày. Tăng lượng nước tiểu liên quan đến tăng natri niệu nhẹ và thoáng qua không làm thay đổi nồng độ natri huyết thanh.

Sự bài tiết acid uric qua nước tiểu cũng tăng thoáng qua (trong 3 - 7 ngày) và kèm theo giảm acid uric huyết thanh kéo dài. Ở tuần 24, acid uric huyết thanh giảm từ - 48.3 đến -18.3 micromol/l (-0.87 đến -0.33 mg/dl).

Hiệu quả và an toàn lâm sàng:

13 thử nghiệm lâm sàng mù đôi, ngẫu nhiên, có đối chứng được thực hiện trên 6362 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 nhằm đánh giá hiệu quả và an toàn của FORXIGA; 4273 bệnh nhân trong các thử nghiệm này được điều trị với dapagliflozin. 12 nghiên cứu có khoảng thời gian điều trị là 24 tuần, 8 nghiên cứu mở rộng dài hạn từ 24 đến 80 tuần (tổng thời gian nghiên cứu là 104 tuần), và 1 nghiên cứu 52 tuần mở rộng dài hạn thêm 52 và 104 tuần (tổng thời gian nghiên cứu 208 tuần). Thời gian trung bình bị đái tháo đường từ 1.4 đến 16.9 năm. 52% bệnh nhân suy thận nhẹ và 11% suy thận trung bình. 51% bệnh nhân nam, 84% người da trắng, 9% người châu Á, 3% người da màu và 4% thuộc các chủng tộc khác. 80% bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥ 27. Hơn nữa, đã có 2 nghiên cứu 12 tuần, có đối chứng với giả dược được thực hiện trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chưa kiểm soát tốt đường huyết và cao huyết áp.

Kiểm soát đường huyết:

Đơn trị liệu:

Một nghiên cứu mù đôi, có đối chứng với giả dược trong 24 tuần (có giai đoạn mở rộng) được tiến hành nhằm đánh giá an toàn và hiệu quả của FORXIGA đơn trị liệu trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chưa kiểm soát tốt đường huyết. Điều trị với dapagliflozin 1 lần/ngày làm giảm HbA1c có ý nghĩa thống kê (p < 0.0001) so với giả dược (Bảng 2).

Ở giai đoạn mở rộng, giảm HbA1c duy trì suốt 102 tuần (thay đổi trung bình hiệu chỉnh so với ban đầu đối với dapagliflozin 10mg và giả dược tương ứng là -0.61% và -0.17%).

Bảng 2: Kết quả ở tuần 24 (LOCFa) của nghiên cứu dapagtiflozin đơn trị liệu có đối chứng với giả dược

 

Đơn trị liệu

Dapagliflozin 10mg

Giả dược

Nb

70

75

HbA1c (%)

Ban đầu (trung bình)

8.01

7.79

Thay đổi so với ban đầuc

-0.89

-0.23

Khác biệt so với giả dượcc

-0.66*

 

(95% Cl)

(-0.96; -0.36)

 

Tỷ lệ bệnh nhân đạt HbA1c < 7%

Hiệu chỉnh theo giá trị ban đầu

50.8§

31.6

Cân nặng (kg)

Ban đầu (trung bình)

94.13

88.77

Thay đổi so với ban đầuc

-3.16

-2.19

Khác biệt so với giả dượcc

-0.97

 

(95% Cl)

(-2.20; 0.25)

 

a LOCF: Số liệu tính đến lần ghi nhận cuối cùng (trước khi điều trị tăng cường cho những bệnh nhân cần điều trị tăng cường).

b Tất cả bệnh nhân ở giai đoạn ngẫu nhiên sử dụng ít nhất 1 liều thuốc sử dụng trong nghiên cứu mù đôi ở giai đoạn mù đôi ngắn hạn.

c Thay đổi trung bình bình phương bé nhất được hiệu chỉnh theo giá trị ban đầu.

* Giá trị p < 0.0001 so với giả dược.

§ Không kiểm định ý nghĩa thống kê như một kết quả của quá trình thử liên tục cho các mục tiêu thứ yếu.

Trị liệu phối hợp:

Một nghiên cứu không kém hơn, có đối chứng, trong 52 tuần (mở rộng dài hạn thêm 52 và 104 tuần) nhằm đánh giá FORXIGA trong trị liệu phối hợp bổ sung với metformin so với một sulfonylurê (glipizid) phối hợp bổ sung với metformin trên bệnh nhân chưa kiểm soát tốt đường huyết (HbA1c > 6.5% và ≤ 10%). Kết quả cho thấy mức giảm trung bình HbA1c ở tuần 52 so với ban đầu tương đương với glipizid, chứng tỏ tính không kém hơn (Bảng 3). Ở tuần 104, HbAlc thay đổi trung bình được hiệu chỉnh theo giá trị ban đầu là -0.32% đối với dapagliflozin và -0.14% đối với glipizid. Ở tuần 208, HbA1c thay đổi trung bình được hiệu chỉnh theo giá trị ban đầu là -0.10% đối với dapagliflozin và 0.20% đối với glipizid. Ở tuần 52,104 và 208, tỷ lệ bệnh nhân có ít nhất 1 biến cố hạ đường huyết ở nhóm điều trị với dapagliflozin (lần lượt là 3.5%, 4.3% và 5.0%) thấp hơn có ý nghĩa so với ở nhóm điều trị với glipizid (lần lượt là 40.8%, 47.0% và 50.0%). Tỷ lệ bệnh nhân còn lại trong nghiên cứu ở tuần thứ 104 và tuần thứ 208 ở nhóm điều trị với dapagliflozin là 56.2% và 39.7% và ở nhóm điều trị với glipizid là 50.0% và 34.6%.

Bảng 3. Kết quả ở tuần 52 (LOCFa) của nghiên cứu có đối chứng so sánh dapagliflozin với glipizid trong điều trị phối hợp với metformin

Chỉ số

Dapagliflozin+ metformin

Glipizid + metformin

Nb

400

401

HbA1c (%)

Ban đầu (trung bình)

7.69

7.74

Thay đổi so với ban đầuc

-0.52

-0.52

Khác biệt so với glipizid + metforminc

-0.00d

 

(95% Cl)

(-0.11; 0.11)

 

Cân nặng (kg)

Ban đầu (trung bình)

88.44

87.60

Thay đổi so với ban đầuc

-3.22

1.44

Khác biệt so với glipizid + metforminc

-4.65*

 

(95% Cl)

(-5.14; -4.17)

 

a LOCF: Số liệu tính đến lần ghi nhận cuối cùng.

b Bệnh nhân ở giai đoạn ngẫu nhiên có chỉ số ban đầu và đánh giá được ít nhất 1 chỉ số hiệu quả.

c Thay đổi trung bình bình phương bé nhất được hiệu chỉnh theo giá trị ban đầu.

d Không kém hơn glipizid + metformin.

* giá trị p < 0.0001.

Dapagliflozin phối hợp bổ sung metformin, glimepirid, metformin và 1 thuốc sulfonylurê, sitagliptin (cùng hoặc không cùng với metformin) hoặc insulin làm giảm HbA1c ở tuần 24 có ý nghĩa thống kê so với nhóm dùng giả dược (p < 0.0001; Bảng 4, 5 và 6).

Giảm HbA1c ghi nhận ở tuần 24 được duy trì trong các nghiên cứu phối hợp bổ sung (với glimepirid và insulin) với dữ liệu 48 tuần (glimepirid) và dữ liệu đến 104 tuần (insulin). Ở tuần 48 khi phối hợp với sitagliptin (cùng hoặc không cùng với metformin), thay đổi trung bình được hiệu chỉnh theo giá trị ban đầu đối với nhóm dapagliflozin 10mg và giả dược lần lượt là -0.30% và 0.38%. Trong nghiên cứu phối hợp bổ sung với metformin giảm HbA1c duy trì đến 102 tuần (thay đổi trung bình được hiệu chỉnh theo giá trị ban đầu đối với nhóm dapagliflozin 10mg và giả dược lần lượt là -0.78% và 0.02%). Ở tuần 104 đối với insulin (có hoặc không kèm với thuốc giảm glucose đường uống), giảm HbA1c thay đổi trung bình được hiệu chỉnh theo giá trị ban đầu đối với nhóm dapagliflozin 10mg và giả dược lần lượt là -0.71% và -0.06%. Ở tuần 48 và 104, liều insulin ở nhóm điều trị với dapagliflozin 10mg duy trì ổn định ở liều trung bình 76IU/ngày so với ban đầu. Ở nhóm giả dược ở tuần 48 và 104 tăng trung bình so với ban đầu lần lượt là 10.5IU/ngày và 18.3IU/ngày (liều trung bình là 84 và 92IU/ngày). Tỷ lệ bệnh nhân còn lại trong nghiên cứu ở tuần 104 ở nhóm điều trị với dapagliflozin 10mg là 72.4% và ở nhóm giả dược là 54,8%.

Bảng 4. Kết quả nghiên cứu phối hợp bổ sung dapagliflozin với metformin hoặc sitagliptin (cùng hoặc không cùng với metformin) trong 24 tuần (LOCFa), có đối chứng với giả dược.

 

 

Phối hợp bổ sung

Metformin1

Chất ức chế DPP-4 (sitagliptin2) ± Metformin1

 

Dapagliflozin 10mg

Giả dược

Dapagliflozin 10mg

Giả dược

Nb

135

137

223

224

HbA1c (%)

Ban đầu (trung bình)

7.92

8.11

7.90

7.97

Thay đổi so với ban đầuc

-0.84

-0.30

-0.45

0.04

Khác biệt so với giả dượcc

-0.54*

 

-0.48*

 

(95% Cl)

(-0.74; -0.34)

 

(-0.62; -0.34)

 

Tỷ lệ bệnh nhân đạt HbA1c < 7%

Hiệu chỉnh theo giá trị ban đầu

40.6**

25.9

 

 

Cân nặng cơ thể (kg)

Ban đầu (trung bình)

86.28

87.74

91.02

89.23

Thay đổi so với ban đầuc

-2.86

-0.89

-2.14

-0.26

Khác biệt so với giả dượcc

-1.97*

 

-1.89*

 

(95% Cl)

(-2.63; -1.31)

 

(-2.37; -1.40)

 

Metformin ≥ 1500mg/ngày; 2 sitagliptin 100mg/ngày.

LOCF: Số liệu tính đến lần ghi nhận cuối cùng (trước khi điều trị tăng cường cho những bệnh nhân cần điều trị tăng cường).

b Tất cả bệnh nhân ở giai đoạn ngẫu nhiên đã sử dụng ít nhất 1 liều của thuốc sử dụng trong nghiên cứu mù đôi ở giai đoạn mù đôi ngắn hạn.

c Thay đổi trung bình bình phương bé nhất được hiệu chỉnh theo giá trị ban đầu.

* giá trị p < 0.0001 so với giả dược + thuốc giảm glucose đường uống.

** giá trị p < 0.05 so với giả dược + thuốc giảm glucose đường uống.

Bảng 5. Kết quả nghiên cứu phối hợp bổ sung dapagliflozin với sulfonylurê (glimepirid) hoặc metformin và 1 thuốc sulfonylurê trong 24 tuần, có đối chứng với giả dược.

 

Phối hợp bổ sung

Sulfonylurê (glimepirid1)

Sulfonylurê ± Metformin2

Dapagliflozin 10mg

Giả dược

Dapagliflozin 10mg

Giả dược

Na

151

145

108

108

HbA1c (%)

Ban đầu (trung bình)

8.07

8.15

8.08

8.24

Thay đổi so với ban đầuc

-0.82

-0.13

-0.86

-0.17

Khác biệt so với giả dượcc

-0.68*

 

-0.69*

 

(95% Cl)

(-0.86; -0.51)

 

(-0.89; -0.49)

 

Tỷ lệ bệnh nhân đạt HbA1c < 7% (LOCF)d

Hiệu chỉnh theo giá trị ban đầu

31.7*

13.0

31.8*

11.1

Cân nặng cơ thể (kg)

Ban đầu (trung bình)

80.56

80.94

88.57

90.07

Thay đổi so với ban đầuc

-2.26

-0.72

-2.65

-0.58

Khác biệt so với giả dượcc

-1.54*

 

-2.07*

 

(95% Cl)

(-2.17; -0.92)

 

(-2.79; -1.35)

 

glimepirid 4mg/ngày; 2 Metformin (dạng phóng thích tức thời hoặc phóng thích kéo dài) ≥ 1500mg/ngày cộng với liều dung nạp tối đa, ít nhất phải là nửa liều tối đa, của sulfonylurê trong ít nhất 8 tuần trước khi tham gia nghiên cứu.

a Bệnh nhân được điều trị ngẫu nhiên có chỉ số ban đầu và đánh giá được ít nhất 1 chỉ số hiệu quả.

b Cột 1 và 2, HbA1c được phân tích bằng LOCF (xem chú thích d); cột 3 và 4, HbA1c được phân tích bằng LRM (xem chú thích e)

c Thay đổi trung bình bình phương bé nhất được hiệu chỉnh theo giá trị ban đầu.

d LOCF: Số liệu tính đến lần ghi nhận cuối cùng (trước khi điều trị tăng cường cho những bệnh nhân cần điều trị tăng cường).

e LRM: Phân tích đo lường lặp lại theo thời gian.

* Giá trị p < 0.0001 so với giả dược + thuốc giảm glucose đường uống.

Bảng 6. Kết quả ở tuần 24 (LOCFa) của nghiên cứu phối hợp bổ sung dapagliflozin với insulin (có hoặc không kèm với thuốc giảm glucose đường uống) có đối chứng với giả dược

Chỉ số

Dapagliflozin 10mg + insulin ± thuốc giảm glucose đường uống2

Giả dược+ insulin ± thuốc giảm glucose đường uống2

Nb

194

193

HbA1c (%)

Ban đầu (trung bình)

8.58

8.46

Thay đổi so với ban đầuc

-0.90

-0.30

Khác biệt so với giả dượcc

-0.60*

 

(95% Cl)

(-0.74; -0.45)

 

Cân nặng cơ thể (kg)

Ban đầu (trung bình)

94.63

94.21

Thay đổi so với ban đầuc

-1.67

0.02

Khác biệt so với giả dượcc

-1.68*

 

(95% Cl)

(-2,19;-1,18)

 

Liều insulin trung bình hàng ngày (IU)1

Ban đầu (trung bình)

77.96

73.96

Thay đổi so với ban đầuc

-1.16

5.08

Khác biệt so với giả dượcc

-6.23*

 

(95% Cl)

(-8.84; -3.63)

 

Số bệnh nhân giảm ít nhất 10% liều insulin trung bình hàng ngày

19.7**

11.0

a LOCF: Số liệu tính đến lần ghi nhận cuối cùng (trước hoặc vào ngày đầu tiên chỉnh tăng liều insulin nếu cần).

b Tất cả bệnh nhân ở giai đoạn ngẫu nhiên đã sử dụng ít nhất 1 liều của thuốc sử dụng trong nghiên cứu mù đôi ở giai đoạn mù đôi ngắn hạn.

c Thay đổi trung bình bình phương bé nhất được hiệu chỉnh theo giá trị ban đầuvà có thuốc giảm glucose đường uống.

* giá trị p < 0.0001 so với giả dược + insulin ± thuốc giảm glucose đường uống.

** giá trị p < 0.05 so với giả dược + insulin ± thuốc giảm glucose đường uống.

Chỉ cho phép chỉnh tăng liều insulin (bao gồm insulin tác dụng nhanh, tác dụng trung bình hoặc insulin nền) nếu bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn đường huyết đói (FPG) đã định sẵn.

Lúc ban đầu có 50% bệnh nhân dùng insulin; 50% dùng 1 hoặc 2 thuốc giảm glucose đường uống bổ sung với insulin; Ở nhóm thứ 2, 80% dùng metformin, 12% dùng metformin phối hợp với sulfonylurê, và số còn lại không dùng thuốc giảm glucose đường uống nào.

Đường huyết đói:

Điều trị với dapagliflozin 10mg đơn trị liệu hoặc phối hợp bổ sung với metformin, glimepirid, metformin và 1 thuốc sulfonylurê, sitagliptin (cùng hoặc không cùng với metformin) hoặc insulin làm giảm đường huyết đói có ý nghĩa thống kê (-1.90 đến -1.20 mmol/l [-34.2 đến -21.7mg/dl]) so với giả dược (-0.33 đến 0.21 mmol/l [-6.0 đến 3.8mg/dl]). Hiệu quả này được ghi nhận ở tuần thứ 1 điều trị và duy trì đến tuần 104 của nghiên cứu mở rộng.

Đường huyết sau ăn:

Điều trị với dapagliflozin 10mg phối hợp bổ sung với glimepirid làm giảm có ý nghĩa thống kê đường huyết sau ăn 2 giờ ở tuần 24 và duy trì đến tuần 48.

Điều trị với dapagliflozin 10mg phối hợp bổ sung với sitagliptin (cùng hoặc không cùng với metformin) làm giảm đường huyết sau ăn 2 giờ ở tuần 24 và duy trì đến tuần 48.

Cân nặng:

Dapagliflozin 10mg phối hợp bổ sung với metformin, glimepirid, metformin và 1 thuốc sulfonylurê, sitagliptin (cùng hoặc không cùng với metformin) hoặc insulin làm giảm cân có ý nghĩa thống kê sau 24 tuần (p < 0.0001, Bảng 4 và 5). Hiệu quả này được duy trì trong các thử nghiệm dài hạn hơn. Ở tuần 48, khác biệt của dapagliflozin phối hợp bổ sung với sitagliptin (cùng hoặc không cùng với metformin) so với giả dược là -2.22 kg. Ở tuần 102, dapagliflozin phối hợp bổ sung với metformin khác biệt so với giả dược hoặc phối hợp bổ sung với insulin khác biệt so với giả dược lần lượt là -2.14 và -2.88kg.

Khi phối hợp bổ sung với metformin trong một nghiên cứu không kém hơn, có đối chứng, dapagliflozin làm giảm cân có ý nghĩa so với glipizid, giảm -4.65kg ở tuần 52 (p < 0.0001, Bảng 3) và duy trì đến tuần 104 và 208 (tương ứng là -5.06kg và -4.38kg).

Một nghiêu cứu 24 tuần trên 182 bệnh nhân đái tháo đường sử dụng hấp thu năng lượng tia X kép (DXA) để đánh giá thành phần cơ thể cho thấy dapagliflozin 10mg phối hợp với metformin làm giảm cân nặng và lượng mỡ khi đo bằng DXA so với giảm mô nạc hoặc mất dịch khi dùng giả dược và metformin. Điều trị với FORXIGA phối hợp vơi metformin cho thấy giảm có ý nghĩa mô mỡ nội tạng so với dùng giả dược và metformin trong nghiên cứu hình ảnh cộng hưởng từ.

Huyết áp:

Một phân tích gộp trên 13 nghiên cứu có đối chứng giả dược, điều trị với dapagliflozin 10mg làm giảm 3.7mmHg huyết áp tâm thu và giảm 1.8mmHg huyết áp tâm trương so với giảm 0.5mmHg huyết áp tâm thu và giảm 0.5mmHg huyết áp tâm trương ở nhóm dùng giả dược ở tuần 24 so với ban đầu. Sự giảm tương tự cũng được ghi nhận đến tuần 104.

Trong 2 nghiên cứu có đối chứng với giả dược trong 12 tuần, 1062 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chưa kiểm soát tốt đường huyết và cao huyết áp (mặc dù đã điều trị ổn định trước đó bằng ACE-I hoặc ARB trong một nghiên cứu và ACE-I hoặc ARB phối hợp thêm với một phương pháp điều trị tăng huyết áp trong một nghiên cứu khác) được điều trị với dapagliflozin 10mg hoặc giả dược, ở tuần 12 của cả 2 nghiên cứu, dapagliflozin 10mg phối hợp với thuốc điều trị đái tháo đường thông thường làm cải thiện HbA1c và làm giảm huyết áp tâm thu lần lượt là 3.1 và 4.3 mmHg (sau khi giả dược được hiệu chỉnh).

An toàn tim mạch:

Một phân tích tổng hợp các biến cố tim mạch trong nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện. Trong nghiên cứu lâm sàng này, lúc ban đầu có 34.4% bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch (ngoại trừ cao huyết áp) và 67.9% bệnh nhân bị cao huyết áp. Các biến cố tim mạch được một hội đồng độc lập xem xét. Tiêu chí kết cuộc chính là khi xảy ra lần đầu một trong các biến cố sau: tử vong do bệnh tim mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc nhập viện do đau thắt ngực không ổn định. Các biến cố chính xảy ra với tỷ lệ 1.62% bệnh nhân nằm ở nhóm điều trị với dapagliflozin và 2.06% bệnh nhân nằm ở nhóm dùng thuốc so sánh. Tỷ số nguy cơ giữa dapagliflozin và thuốc so sánh là 0.79 (khoảng tin cậy 95% [Cl]: 0.58; 1.07), cho thấy trong phân tích này FORXIGA không liên quan đến tăng nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Tử vong do bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim ho%E

Dược động học

Hấp thu:

Dapagliflozin hấp thu tốt và nhanh sau khi uống. Nồng độ dapagliflozin tối đa trong huyết tương (Cmax) thường đạt được trong vòng 2 giờ sau khi uống thuốc lúc đói. Trung bình nhân Cmax và AUC ở trạng thái ổn định sau khi uống dapagliflozin 10mg, 1 lần/ ngày tương ứng là 158ng/ml và 628 ng giờ/ml. Sinh khả dụng tuyệt đối đường uống của dapagliflozin sau khi dùng liều 10mg là 78%. Dùng thuốc với bữa ăn giàu chất béo làm giảm Cmax của dapagliflozin đến 50% và kéo dài Tmax khoảng 1 giờ, nhưng không ảnh hưởng đến AUC so với dùng thuốc khi đói. Những thay đổi này không có ý nghĩa lâm sàng. Do đó, FORXIGA có thể uống trong hoặc ngoài bữa ăn.

Phân bố:

Dapagliflozin gắn kết với protein khoảng 91%. Gắn kết protein không bị ảnh hưởng do các tình trạng bệnh khác nhau (như suy gan hoặc suy thận). Thể tích phân bố trung bình của dapagliflozin ở trạng thái ổn định là 118 lít.

Chuyển hóa:

Dapagliflozin chuyển hóa mạnh và chủ yếu thành dapagliflozin 3-O-glucuronid là chất chuyển hóa không có hoạt tính. Dapagliflozin 3-O-glucuronid hoặc các chất chuyển hóa khác không đóng góp vào tác dụng giảm glucose máu. Dapagliflozin 3-O-glucuronid được tạo thành thông qua UGT1A9, một enzym có ở gan và thận, và sự chuyển hóa qua CYP là con đường thanh thải thứ yếu ở người.

Thải trừ:

Thời gian bán thải trung bình (t1/2) của dapagliflozin ở người khỏe mạnh là 12.9 giờ sau khi uống liều dapagliflozin 10mg. Độ thanh thải toàn phần trung bình của dapagliflozin khi tiêm tĩnh mạch là 207ml/phút. Dapagliflozin và các chất chuyển hóa liên quan thải trừ chủ yếu qua thận vào nước tiểu với dạng dapagliflozin không đổi ít hơn 2%. Sau khi dùng [14C]-dapagliflozin 50mg, 96% được tìm thấy, 75% trong nước tiểu và 21% trong phân. Trong phân, khoảng 15% liều dùng được bài tiết dưới dạng thuốc nguyên thủy.

Tuyến tính:

Nồng độ và thời gian tiếp xúc của dapagliflozin tăng tỷ lệ với mức liều dapagliflozin trong khoảng 0.1 đến 500mg và dược động học không thay đổi theo thời gian dùng thuốc mỗi ngày cho đến 24 tuần.

Đối tượng đặc biệt:

Suy thận:

Ở trạng thái ổn định (20mg dapagliflozin 1 lần/ngày trong 7 ngày), bệnh nhân đái tháo đường týp 2 bị suy thận nhẹ, trung bình hoặc nặng (được xác định bằng độ thanh thải huyết thanh iohexol) có nồng độ và thời gian tiếp xúc trung bình của dapagliflozin cao hơn tương ứng 32%, 60% và 87% so với bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có chức năng thận bình thường. Sự bài tiết glucose qua nước tiểu ở trạng thái ổn định 24 giờ phụ thuộc nhiều vào chức năng thận và lượng glucose bài tiết ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có chức năng thận bình thường, suy thận nhẹ, trung bình hoặc nặng tương ứng là 85, 52, 18 và 11g glucose/ngày. Chưa biết ảnh hưởng của lọc máu đến nồng độ và thời gian tiếp xúc của dapagliflozin.

Suy gan:

Ở bệnh nhân suy gan nhẹ và trung bình (phân loại Child-Pugh A và B), trung bình Cmax và AUC của dapagliflozin cao hơn tương ứng 12% và 36% so với ở nhóm đối chứng khỏe mạnh. Những khác biệt này không có ý nghĩa lâm sàng, ở bệnh nhân suy gan nặng (Child-Pugh nhóm C), trung bình Cmax và AUC của dapagliflozin cao hơn tương ứng 40% và 67% so với nhóm đối chứng khỏe mạnh.

Người cao tuổi (  65 tuổi):

Ở bệnh nhân dưới 70 tuổi, nồng độ và thời gian tiếp xúc tăng không có ý nghĩa thống kê theo độ tuổi. Tuy nhiên, nồng độ và thời gian tiếp xúc có thể tăng do giảm chức năng thận theo tuổi tác. Chưa có đầy đủ dữ liệu để kết luận về nồng độ và thời gian tiếp xúc ở bệnh nhân > 70 tuổi.

Trẻ em:

Chưa nghiên cứu dược động học ở trẻ em.

Giới tính:

Ước tính AUCss trung bình của dapagliflozin ở nữ giới cao hơn ở nam giới khoảng 22%.

Chủng tộc:

Nồng độ và thời gian tiếp xúc ở người da trắng, da màu hoặc châu Á không khác biệt có ý nghĩa lâm sàng.

Cân nặng:

Nồng độ và thời gian tiếp xúc của dapagliflozin giảm khi cân nặng tăng. Do đó, nồng độ và thời gian tiếp xúc có thể tăng ở bệnh nhân nhẹ cân và giảm ở bệnh nhân nặng cân. Tuy nhiên, khác biệt nồng độ và thời gian tiếp xúc không có ý nghĩa lâm sàng

Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Bảo quản: Nơi khô ráo,thoáng mát,nhiệt độ dưới 30ºC

Quy cách đóng gói: Hộp 2 vĩ x 14 viên

Nhà sản xuất: AstraZeneca Pharmaceutical Co., Ltd.

Ý kiến về sản phẩm